Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

yoga

Self Realization & Affirmations -


Self Realization
The process of awakening the Kundalini is called Self-Realization. We can connect with our spirit and achieve meditation when the mothering, spiritual energy known as Kundalini becomes awake and active. When this energy is flowing within us, it provides an expression for the Spirit.

The dormant Kundalini energy rises from the sacrum through the spinal column. As a result, the energy centers or chakras become energized or nourished. When this energy passes through the brain we spontaneously achieve meditation.
Affirmations
Sit comfortably in front of Shri Mataji’s picture, with your left hand palm upwards on your lap. Use the right hand as indicated on the left side of your body to support the movement of the Kundalini upwards. You can use the affirmations silently, repeating them ‘inside’ without speaking them ‘outside’.

Please use these affirmations with all your confidence and your pure desire to become the Spirit. Shri Mataji explains: “It is everyone's right to achieve this state of ones evolution and everything ecessary is already inbuilt. But as I respect your freedom, you have to have the desire to achieve this state, it cannot be forced upon you!”
 STEPS  1   2   3   4   5   6   7   8   9 

“Mother, am I the Spirit?”
(3 times)

Mother, am I my own master?”
(3 times)

“Mother, please give me the Pure Knowledge.”
(6 times)

“Mother, I am my own master.”
(10 times)

Mother, I am the Spirit.”
(12 times)

“Mother, I am not guilty.”
(16 times)

“Mother, I forgive everyone.”
(7 times)

“Mother, please forgive me whatever I have done wrong.”
(7 times)

“Mother, please give me my Self-Realization.”
(7 times, turning your scalp clockwise with your hand 7 times.)

 
 STEPS  1   2   3   4   5   6   7   8   9
Take time to see if you feel...
  • A cool breeze in the palm of your hands?
  • Sensations or vibrations in your body, hands or feet?
  • Heat or tingling?
  • A cool breeze from the top of your head?
  • Are you simply relaxed and peaceful?
  • Are you aware (alert) but thoughtless?
These are some of the experiences people have when they receive their Self-Realization.
Experiment with the following...
  • Try to look at Shri Mataji's photograph without thinking. You can do it.
  • Next check to see if there is a cool or hot breeze coming from the top of your head. Try for a few moments with your right hand. Then with your left hand and then back again with your right. (Sometimes it takes a little time to feel because our Kundalini is working out things on our subtle systems)
  • If you feel heat: just say again in your heart "I forgive everyone in general" and don't think of those people you need to forgive. Just forget about them.
  • If you feel quiet inside: close your eyes and put your attention on the top of your head (slightly towards the front) and enjoy yourself.
Congratulations! We hope it was a blissful and peaceful experience. We suggest that  you rest now and embark tomorrow on a profound inner journey. Come and visit our free meditation classes to learn more about Sahaja Yoga and share with us your experience. Meditating collectively is often a profound experience and is one of the major keys to growing in Sahaja Yoga.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Lean Manufacturing

Quản lý sản xuất tinh gọn (LEAN) - Lean Manufacturing là gì?

 
1. Lean Manufacturing là gì?

1.1 Mục Tiêu của Lean Manufacturing

Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production, là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất. Cụ thể hơn, các mục tiêu bao gồm:

1. Phế phẩm và sự lãng phí - Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm, và các tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu;

2. Chu kỳ sản xuất - Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;

3. Mức tồn kho - Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn;

4. Năng suất lao động - Cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác không cần thiết);

5. Tận dụng thiết bị và mặt bằng - Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy;

6. Tính linh động – Có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.

7. Sản lượng – Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc giảm giá thành sản xuất – ví dụ như, việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán.

Trong một bài điều tra của tạp chí Industry Week, các công ty Mỹ đang triển khai lean manufacturing cho biết trung bình có thể giảm 7% giá vốn hàng bán nhờ áp dụng Lean. Chúng tôi tin rằng mức tiết kiệm chi phí còn có thể cao hơn cho các công ty Việt Nam vì mức độ lãng phí ở đây thường cao hơn các nhà sản xuất ở Mỹ.

Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.

Khi công ty Lantech, một công ty sản xuất thiết bị của Mỹ hoàn tất việc triển khai Lean năm 1995, công
ty cho biết đã đạt được các cải tiến sau so với hệ thống sản xuất theo lô sản phẩm trong năm 1993:
• Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy giảm 45%;
• Phế phẩm giảm 90%
• Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn 5 ngày 14 giờ; và
• Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần.

1.2 Các Nguyên Tắc Chính của Lean Manufacturing

Các nguyên tắc chính trong Lean Manufacturing có thể được tóm tắt như sau:

1. Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ.

2. Chuẩn hoá quy trình – Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.

3. Quy trình liên tục – Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.

4. Sản xuất “Pull” – Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.

5. Chất lượng từ gốc – Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất.

6. Liên tục cải tiến – Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục.

1.3 Lịch Sử của Lean Manufacturing

Nhiều khái niệm về Lean Manufacturing bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950. Từ trước những năm 1980, Toyota đã ngày càng được biết đến nhiều hơn về tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống sản xuất Just-In-Time (JIT). Ngày nay, Toyota thường được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng Lean Manufacturing. Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” đã xuất hiện lần đầu tiên trong quyển Cỗ máy làm thay đổi Thế giới (The Machine that Changed the World) xuất bản năm 1990.

Lean Manufacturing đang được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các công ty sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới, dẫn đầu là các nhà sản xuất ôtô lớn và các nhà cung cấp thiết bị cho các công ty này. Lean Manufacturing đang trở thành đề tài ngày càng được quan tâm tại các công ty sản xuất ở các nước phát triển khi các công ty này đang tìm cách cạnh tranh hiệu quả hơn đối với khu vực châu Á.

1.4 Trọng Tâm của Lean Manufacturing


1.5 Những Doanh Nghiệp nào sẽ Được Lợi từ Lean Manufacturing?

Lean Manufacturing được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình nhân công lặp đi lặp lại. Trong những ngành công nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của công nhân khi làm việc với các công cụ thủ công hoặc vận hành máy móc có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ở các công ty này, hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý. Với đặc thù này, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.

Vì Lean Manufacturing loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng chuyền kém nên Lean Manufacturing đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống để hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì chúng tôi nhận thấy nhiều công ty tư nhân Việt Nam đang hoạt động dưới mức công suất khá đáng kể, hoặc thường giao hàng không đúng hẹn do các vấn đề trong hệ thống quản lý và lên lịch sản xuất.

Lean Manufacturing cũng thích hợp cho các ngành có chiến lược ưu tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất tới mức tối thiểu để tạo được thế mạnh trong cạnh tranh cho công ty.

Gần đây một vài doanh nghiệp trong nước đã chủ động tiến hành đào tạo và áp dụng các phương pháp lean nhằm loại trừ những bất hợp lý trong hoạt động kinh doanh dẫn đến việc cải thiện thời gian quy trình sản xuất và dịch vụ. Chẳng hạn như Toyota Bến Thành, một trung tâm dịch vụ bảo trì xe của Toyota ở Việt Nam, qua quá trình áp dụng lean đã giảm thiểu đáng kể quy trình dịch vụ bảo trì xe từ 240 phút xuống chỉ còn 45-50 phút cho mỗi xe đồng thời tăng lượng xe được bảo trì trong ngày từ 4-6 xe lên tới 16 xe tại mỗi điểm bảo trì. Toyota Bến Thành đã đạt được những giảm thiểu đáng kể về thời gian quy trình bằng cách loại bỏ thời gian chờ đợi không cần thiết cùng với các thao tác và di chuyển không hợp lý của công nhân.
 
 

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Mực xào cay
 
Hôm nào trời mưa rả rích, gió lành lạnh ăn món mực xào cay với cơm nóng hít hà mà ngon. Mực giòn, cay cay củ hành nồng nồng nhưng ngọt ăn hoài không ngán.
Nguyên liệu

250g mực tươi.

1 củ hành trắng cắt mỏng.

1 tép tỏi đập dập bằm nhuyễn.

1 trái ớt sừng bằm nhỏ.

1 tép sả bằm nhỏ.

1 muỗng café nước mắm ngon.

1 muỗng canh dầu ăn.

½ muỗng café đường.

Tiêu, hành.

Thực hiện

Mực mua về rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

Cho dầu vào chảo, tiếp cho sả, tỏi, ớt và củ hành xào thơm.

Cho mực vào, xào khoảng 3 phút nêm nước mắm, đường cho vừa ăn.

Mực chín cho ra dĩa trang trí tùy thích, ăn kèm cơm nóng.

Mách nhỏ :

Nếu thích chua chua thì thêm chút chanh hoặc dấm.

Nếu muốn nước xốt sánh lại thì thêm 1 muỗng café bột bắp pha cùng 1 muỗng canh nước lạnh cho vào chảo xào cùng mực.
Theo - aFamily

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Cải thảo cuốn "tùm lum"

Hải vương cuốn
| In |

Đây cũng là một món hấp khá ngon miệng và dể thực hiện,nguyên liệu chình gồm tôm, hải sâm và sò điệp được cuốn trong những lá cải thảo xinh xắn và dể thương.
Nguyên liệu:
10 lá cải thảo
150g nõn tôm
100g hải sâm
5 con thịt sò điệp
gừng mài nhuyễn một ít
dầu mè,lòng trắng trứng

Cách làm:
Cải thảo trụng sơ trong nước sôi héo,cho vài giọt dầu và chút muối,rồi xả lại nước lạnh,vắt ráo nước
Nõn tôm rửa sạch lấy chỉ đen,thấm cho ráo nước băm nhỏ
Hải sâm trụng sơ trong nước sôi thêm vài lát gừng,sau đó xả lại bằng nước lạnh cắt hạt lựu
Sò điệp cũng trụng sơ trong nước gừng,và cũng cắt hạt lựu
Cho tất cả hải sản vào tô nêm gia vị cho vừa ăn,thêm vào một tí gừng mài nhuyễn,lòng trắng,dầu mè rồi trộn đều.
trải lá cải thảo lên thớt múc vào một ít hải sản rồi cuốn lại,phần bẹ của cải thảo cắt bỏ(phần bẹ cải thảo dùng nấu canh hay ăn mì gói)

sắp những cuốn cải vào dĩa mang đi hấp cách thủy cho chín.

khi món ăn chín trong dĩa sẻ có phần nước tiết ra từ cải,trút phần nước này vào một cái xoong nho nhỏ,quậy bột năng cho vào để nước sanh sánh là được,rưới phần sốt này lên mặt những chiếc cải cuốn dùng nóng.

(Sưu tầm)

Món ngon

Thịt gà cuộn lá dứa - Món ngon kiểu Thái
Thịt gà cuộn lá dứa - Món ngon kiểu Thái | Tư vấn tiệc cưới | ww.tuvantieccuoi.com
Thịt gà cuộn lá dứa là món ăn kiểu Thái Lan, lá dứa mùi thơm ngòn ngọt bọc bên ngoài giữ cho miếng thịt gà mềm, không bị mất nước.
Món ăn này vừa ngon vừa đẹp mắt thích hợp cho cả các bữa tiệc nữa đấy.
 
Nguyên liệu:
500g thịt gà lọc xương
2 thìa vừng rang
2 thìa tỏi băm
½ thìa hạt tiêu xay
1 thìa đường
1 thìa nước mắm
1 thìa dầu hào
Nửa chén xì dầu
30 lá dứa, rửa sạch để ráo
Cách làm:
 
Thịt gà lọc xương, giữ nguyên phần da, cắt miếng vuông. Vừng rang vàng, thơm.
Tỏi băm nhuyễn trộn với hạt tiêu và 1 thìa hạt vừng rang. Cho vào thịt gà. (Để lại 1 thìa vừng rang cho vào nước chấm lúc hoàn thành)
Ướp thịt gà tiếp tục với nước mắm, đường, dầu hào. Trộn đều để ít nhất 1 giờ trong tủ lạnh cho gà ngấm.
 
 
 
Khi thịt gà đã ngấm gia vị, lấy lá dứa, lật úp mặt lá bóng xuống dưới, mặt không bóng ngửa lên trên.
Gấp chéo hai đầu lá lên trên, để 1 đầu dài hơn.
 
 
 
 
Sau đó kéo đầu lá dài hơn xuống dưới, cài vào bên trong.
 
 
 
Lật úp lại, cài đầu lá dài vào trong 1 lần nữa, kéo cho chặt
Lúc này lá đã tạo thành 1 túi nhỏ rỗng bên trong.
 
 
 
Dùng dĩa hoặc đũa nhồi miếng thịt gà vào bên trong chiếc lá. Nhồi lần lượt đến hết.
Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho gà cuộn lá dứa vào rán. Để lửa trung bình rán khoảng 3 – 5 phút cho thịt gà chín vàng là được.
 
 
Gắp gà ra đĩa, ăn kèm với xì dầu có rắc chút vừng rang.
 
---
Bữa nào rủ bạn bè làm một mẻ nhậu chơi!
(sưu tầm)

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Học Excel từ A đến Z




BÀI 1: DẢN NHẬP GIỚI THIỆU MÔI TRƯỜNG
Bài tập về điền số thứ tự sothutu.xls
BÀI 2: NHẬP – CÁC LOẠI DỮ LIỆU – HÀM SUM – CỐ ĐỊNH ĐỊA CHỈ
Bài tập ví dụ về tính toán cơ bản, hàm sum
Bài tập ví dụ cố định ô
BÀI 3: CÁC HÀM THÔNG DỤNG
Bài tập ví dụ Các hàm MAX, MIN, AVERAGE, INT, MOD, ROUND, RANK
CACHAMTD.XLS
Bài tập ví dụ Các hàm COUNT, COUNTA, COUNTBLANK
COUNT.XLS
Bài tập ví dụ Hàm IF
Căn bản :
CAC-IF.XLS
VDIF-1.XLS
VDIF-2.XLS

Minh Họa : BT3.XLS
Bài tập ví dụ Hàm COUNTIF , SUMIF
CS-IF.XLS
Bài tập ví dụ Hàm VLOOKUP hàm LEFT, RIGHT
Căn bản : VLOOKUP.XLS
Bài tập ví dụ Hàm HLOOKUP
Căn bản : HLOOKUP.XLS
Bài tập ví dụ Hàm DATE, DAY, MONTH, YEAR
Day-Month-Year.xls
Các bài tổng quát chương :
BT4.XLS
BT5.XLS
BT6.XLS
BT7.XLS
BÀI 4 : QUẢN LÝ DANH SÁCH
Bài tập ví dụ Sort
SORT.XLS
Bài tập ví dụ Filter ( tiểu đề 1 dòng )
FILTER.XLS
Bài tập ví dụ Filter2 ( tiểu đề 2 dòng )
Filter2.xls
Các bài tổng quát chương :
BT8.XLS
BT9.XLS
BÀI 5: ĐỊNH DẠNG HÀNG Ô – XỬ LÝ HÀNG CỘT – COPY DI CHUYỂN
Bài tập ví dụ về Định dạng Ô cột
FORMAT.XLS
BÀI 6 : VẼ BIỂU ĐỒ
Bài tập ví dụ biểu đồ
DOTHI.XLS
BÀI TẬP ÔN :
BTON.XLS
10 đề thi EXCEL:
CACDETHI.XLS
CADETHI_DAPAN.XLS
bài 1
bài 2

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Hãy làm điều gì đó khiến bạn sợ hãi mỗi ngày


Để trở nên thành công hơn nữa, điều quan trọng là chúng ta là phải luôn nỗ lực rèn luyện bản thân. Chúng ta cần phải biết cách liên tục thúc đẩy để trở nên hòan thiện hơn. Theo thời gian, chúng ta cần phải tăng cường thể chất cũng như trí tuệ, đồng thời trau dỗi các kĩ năng và năng lực của mình.
Mọi người đều biết điều đó, vậy cái gì ngăn cản hầu hết chúng ta rèn luyện bản thân để trở nên tốt hơn? Điều gì ngăn cản chúng ta hạn chế kết bạn, nâng cao kĩ năng học tập, cải thiện khả năng lãnh đạo và nói chuyện trước đám đông của mình? Theo quan điểm của riêng tôi, câu trả lời chính là NỖI SỢ và chúng giữ chúng ta trong “vùng an nhàn” của mình. Chúng ta sẽ có khuynh hướng muốn làm những gì mà chúng ta thấy dễ chịu và chắc chắn hơn là nỗ lực 1 điều gì đó đáng sợ và do đó không thỏai mái. Vì vậy, chúng ta sẽ không bao giờ mạnh mẽ và hòan thiện hơn.
Ví dụ nhé, bạn đã bao giờ muốn trở thành 1 diễn giả tài năng và tự tin? Liệu bạn đã bao giờ nghĩ rằng khả năng nói trước đám đông sẽ giúp bạn trở thành 1 tài sản quí giá hơn trong công ty, giúp bạn lãnh đạo và có cơ hội tốt hơn để thăng tiến và từ đó kiếm được nhiều tiền hơn chưa? Vậy cái gì đã ngăn cản bạn trở thành 1 diễn giả giỏi? Tôi dám cá rằng đó là nỗi sợ khi thử lần đầu tiên, nỗi sợ thất bại và xấu hổ. Khi cơ hội đến, bạn không nắm lấy nó. Bạn để nó trôi đi và nhường cho ai đó cơ hội của bạn. Di đó, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội luyện tập và thành thạo kĩ năng này.
Tôi viết bài này vì muốn truyền tải 1 thông điệp mạnh mẽ rằng bạn phải buộc bản thân mình thóat ra khỏi “vùng an nhàn” của bạn! Hãy làm điều gì đó khiến bạn sợ hãi (nhưng có ích cho bạn), tôi có thể đảm bảo rằng 1 khi bạn chủ động làm những bước đầu tiên, nó sẽ không còn đáng sợ như thế nữa. Khi tư duy của bạn nhận thấy rằng bạn sẽ không bao giờ chết vì nó, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Sau khi bạn làm điều đó 1 vài lần nữa, nỗi sợ không những sẽ biến mất mà thậm chí bạn còn cảm thấy điều đó thật thú vị. Hãy nhớ điều này, cái gì không giết chết được bạn sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn!
Tôi có thể khẳng định rằng ai ai cũng cảm thấy sợ hãi. Nỗi sợ hãi là món quà mà thiên nhiên trao tặng nhằm mục đích bảo vệ chúng ta. Trong nhiều trường hợp nó có thể rất hữu dụng. Thật không may, nếu chúng ta không học cách kiểm sóat nó, nó sẽ giam cầm và làm hại chúng ta. Khi lần đầu tiên tôi phải diễn thuyết trước vài người, bạn nghĩ rằng tôi có sợ không? Có chứ, tất nhiên rồi! Vậy nên cảm thấy sợ hãi là điều rất tự nhiên. Người duy nhất không cảm thấy sợ có lẽ là những người sống trong… nghĩa địa . Lần đó, tay tôi ướt đẫm, chân tôi run đến mức không thể kiểm sóat được và dường như có ai đó nghịch ngợm đã thả hàng triệu con bướm vào trong bụng của tôi.
Tuy nhiên, tôi đã sử dụng các kĩ thuật NLP mà tôi đã học, tôi tưởng tượng rằng những con kiến đang bò trong quần khán giả và có 1 con chim đang mổ vào đầu họ. Bằng cách thay đổi cách thức não bộ tái hiện lại trải nghiệm đó, tôi bắt đầu cảm thấy tức cười và bớt sợ hơn. Sau khi tôi kết thúc bài diễn thuyết đầu tiên, nỗi sợ giảm đi và sự tự tin của tôi tăng lên. Với mỗi bài nói chuyện, tôi càng ngày càng cảm thấy tự tin và điều đó giúp tôi có thể diễn thuyết trước 5000 người cùng 1 lúc như hiện nay. Bạn cũng có thể làm điều đó! Bạn có thể xây dựng sự tự tin trong bất kì lĩnh vực nào, với điều kiện là bạn phải chủ động kiểm sóat tư duy của bạn (học NLP là 1 cách cực kì hữu dụng). Hãy buộc bạn đi ra khỏi “vùng an nhàn” của mình và hành động! Vậy nên, hãy lên 1 danh sách những điều mà bạn cảm thấy sợ hãi và không thỏai mái khi thực hiện NHƯNG bạn biết là nó sẽ giúp ích cho bạn.
Liệu nó có phải là nỗi sợ về ……….
Diễn thuyết? Giải quyết những con số? Gặp những con người mới? Chia sẻ cảm xúc của bạn? Bắt đầu 1 dự án mới? Theo đuổi 1 nghề nghiệp mới? Quay lại trường học? Điều hành 1 nhóm?
Cam kết với chính mình và hãy làm những điều nhỏ bé nhưng làm bạn sợ hãi mỗi ngày. Theo thời gian, bạn sẽ dần dần trở nên mạnh mẽ hơn khi thóat khỏi “vùng an nhàn” của bạn.
(Nguồn Blog AdamKhoo)
  • NLP (Neuro-linguistic Programming): Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy là lý thuyết về sự kết hợp giữa ngôn ngữ, giao tiếp và suy nghĩ cộng với những phương pháp tâm lý, chứng minh được rằng con người có thể tăng cường khả năng tương tác với thế giới xung quanh thông qua nhưng nguyên lý và kỹ thuật nhất định liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào.

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

TeamWork

Bài học từ truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa
 
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.

Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi.

Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế...

Thỏ đã vô cùng thất vọng vì đã để thua và nó đã cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có thể hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới.

Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến đến mấy dặm đường.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại...

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý.

Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến còn 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua. 



Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây...

Thỏ và rùa trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng ở cuộc đua sau cùng có thể có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định thực hiện lại cuộc đua cuối, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với lần chạy trước. 


Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mọi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.






Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. 



Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.

Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.


(Sưu tầm)

Những khoảnh khắc cùng những người bạn nhỏ ...


Những nụ cười lung linh...















Chúc những người bạn nhỏ luôn vui vẻ, thành công!