Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

TeamWork

Bài học từ truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa
 
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.

Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi.

Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế...

Thỏ đã vô cùng thất vọng vì đã để thua và nó đã cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có thể hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới.

Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến đến mấy dặm đường.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại...

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý.

Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến còn 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua. 



Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây...

Thỏ và rùa trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng ở cuộc đua sau cùng có thể có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định thực hiện lại cuộc đua cuối, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với lần chạy trước. 


Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mọi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.






Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. 



Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.

Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.


(Sưu tầm)

Những khoảnh khắc cùng những người bạn nhỏ ...


Những nụ cười lung linh...















Chúc những người bạn nhỏ luôn vui vẻ, thành công!



Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Bé ăn thật ngoan

BÉ ĂN THẬT NGOAN






 (nhạc thiếu nhi)
Lời bài hát:
Sáng tác: Lê Quốc Thắng
Ăn nhanh lên này em bé Ti
Để mẹ khen và hôn nhiều trên má
Khi ăn xong ba sẽ dắt đến cửa hàng
Mua cho Ti thật nhiều đồ chơi
Ăn nhanh lên này em bé Ti
Để ngày mai cùng ông bà ra phố
Ti ăn ngoan Cô sẽ có những nụ hồng
Ăn nhanh nhanh là bé khỏe bé ngoan.

Enterprise Resource Planning - ERP

Trong những năm gần đây, việc áp dụng hệ thống quản lý tổng thể (ERP) đã giúp cho không ít các doanh nghiệp trên thế giới kiểm soát chặt chẽ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường quốc tế

Ở Việt Nam, thị trường ERP đang dần trở nên khá sôi động, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng ERP nhằm thay đổi phương thức quản lý hoạt động SXKD của mình, song không phải doanh nghiệp nào cũng có được sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này.


Định nghĩa ERP

ERP, trien khai ERP, quan ly doanh nghiep, quan ly tong the doanh nghiep, quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp
ERP là một thuật ngữ được dùng liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v.... Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Một phần mềm ERP là một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên. Đặt điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng và phất triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình
Tính hợp nhất trong một doanh nghiệp thống nhất
ERP loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp: Tài chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho. ERP sẽ thay thế chúng bằng một chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau và tạo nên một mối quan hệ thống nhất với nhau. Giờ đây kế toán có thể nhìn vào kho để xem đơn hàng đã xuất cho khách hàng chưa. Phần mềm ERP rất linh động trong việc cài đặt các phân hệ theo yêu cầu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu cài đặt một vài phân hệ mà doanh nghiệp cần, các phân hệ còn lại còn lại có thể cài đặt sau mà không ảnh hưởng đến hệ thống. ERP còn có chế độ phân quyền người sử dụng linh động ngay trên giao diện sử dụng người quản trị. Có chế độ bảo mật an toàn
ERP cải thiện môi trường kinh doanh như thế nào?
ERP, trien khai ERP, quan ly doanh nghiep, quan ly tong the doanh nghiep, quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp
ERP thường được xem như phần mềm hỗ trợ hiệu quả nhất trong công tác quản lý và môi trường kinh doanh. Ví dụ như qui trình đặt hàng, ERP nhận đơn hàng từ khách hàng, sau đó sẽ tính được chi phí và thời gian sản xuất dựa vào định mức nguyên vật liệu và lượng nguyên liệu hàng hoá tồn trong kho của công ty, lịch trình sản xuất và năng lực sản xuất từ kế hoạch cung ứng. Từ đó cho ta biết được thời gian dự kiến và tiến độ giao hàng. Tất cả các nhân viên ở phòng ban khác nhau đều có thể xem tiến độ sản xuất cũng như tiến độ giao hàng cho khách hàng đến đâu điều này sẽ giải quyết kịp thời các rủi ro và tránh xảy ra sai sót. Phân hệ kế toán có thể biết được chi phí sản xuất cho một đơn hàng cụ thể một cách chính xác. Đó chính là một thể thống nhất m�ERP muốn thực hiện ở mỗi doanh nghiệp. Nếu như các phân hệ không thật sự liên kết với nhau thì khi giải quyết một đơn đặt hàng rất khó khăn và thông tin sẽ không kịp thời. Ví dụ như bộ phận kinh doanh sẽ không biết đơn hàng đã giao cho khách hàng đến đâu, kế hoạch cung ứng không biết được lượng hàng đã sản xuất đủ chưa …Đối với ERP mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn chính xác hơn và thống nhất hơn.

ERP không chỉ là một giải pháp tin học hoá mà còn là một phương thức quản lý
Trong đó doanh nghiệp muốn thành công thì trước hết phải thay đổi những lối mòn trong quan điểm quản lý của mình, thậm chí là chấp nhận rủi ro.
Một trong những khó khăn lớn nhất khi ứng dụng ERP ở Việt Nam là sự khác biệt giữa phương pháp hạch toán kế toán trong hệ thống ERP và các phương pháp tổ chức hạch toán kế toán truyền thống của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề chung đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các sản phẩm ERP của nước ngoài như Oracle, SAP, Solomon, …
Để vượt qua được khó khăn đó trước hết các nhà tư vấn cũng như nhà quản lý doanh nghiệp phải có được nhận thức đúng đắn về hệ thống ERP, từ đó thay đổi phương thức quản lý của mình cho phù hợp.
Ứng dụng ERP sẽ làm cho hệ thống kế toán của doanh nghiệp gọn nhẹ và đơn giản hơn?
Đây là một quan điểm đi ngược lại nguyên lý của tất cả các hệ thống ERP. Tiêu chí đầu tiên của các phần mềm ERP là quản lý đồng bộ, chặt chẽ hơn và khoa học hơn toàn bộ thông tin của doanh nghiệp trong đó thông tin kế toán là một phần cốt lõi. Và để đạt được tiêu chí đó hệ thống đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ theo một quy trình tác nghiệp chặt chẽ, đôi khi phức tạp, với một khối lượng thông tin đầu vào khổng lồ.
Không ít doanh nghiệp đã không thể chấp nhận thực tế này và họ đã nỗ lực làm đơn giản hoá quy trình tác nghiệp của ERP, kết quả là họ đã biến ERP thành một phần mềm kế toán giản đơn và làm mất đi ý nghĩa lớn nhất của ERP là quản lý thông tin một cách tổng thể và đồng bộ.
Doanh nghiệp nên coi ERP như một cuộc cách mạng về quản lý và doanh nghiệp và cuộc cách mạng này đòi hỏi không chỉ là tiền mà cả con người – bao gồm cả số lượng và chất lượng.
erp financial 1 ERP và tổ chức công tác kế toán trong môi trường kế toán Việt Nam
Quy trình quản lý bán hàng - Một quy trình khá đơn giản trong hệ thống ERP.
Lẽ dĩ nhiên là ERP cũng như tất cả các phần mềm ứng dụng khác đều nhằm mục đích phục vụ con người, nhưng hiện nay khó có một phần mềm quản lý nào vừa đơn giản, dễ sử dụng lại vừa quản lý được một cách tốt nhất, mang lại cho bạn nhiều thông tin nhất được. Điều đó cũng giống như bạn không thể hưởng thụ sự an toàn, tiện nghi của một căn nhà hiện đại mà không phải trải qua những phiền toái khi phải am hiểu một hệ thống các phương tiện điều khiển phức tạp, phải thực hiện hàng tá những thao tác đóng mở cửa khi ra vào,..(TS.Bùi Quang Ngọc)
Như vậy, doanh nghiệp không nên cho rằng sẽ giảm bớt nhân lực khi ứng dụng ERP vào quản lý bởi quản lý theo kiểu ERP không chỉ tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn mà tiêu tốn nhiều nguồn lực với trình độ cao hơn.
Nhận thức đúng về các vấn đề khi áp dụng hệ thống ERP là một yêu cầu tiên quyết để triển khai thành công
Bởi những khác biệt giữa phương pháp hạch toán của các sản phẩm ERP nước ngoài và phương pháp hạch toán ở Việt Nam, một số doanh nghiệp sẽ cảm thấy bế tắc trước việc lựa chọn giải pháp mà nhà tư vấn đưa ra. Chính vì vậy khi quyết định ứng dụng sản phẩm, các doanh nghiệp phải hiểu được các vấn đề tất yếu của hệ thống ERP và họ nên chấp nhận chúng và cùng nhà tư vấn triển khai tìm ra giải pháp hợp lý thay vì đặt ra những yêu cầu thay đổi làm phá vỡ cấu trúc của hệ thống.
Sự xuất hiện tài khoản trung gian trong các nghiệp vụ kế toán
Trong ERP, hệ thống hạch toán kế toán không phải là điểm bắt đầu mà là kết quả của quá trình xử lý thông tin, vì thế mỗi một thao tác nghiệp vụ trong quy trình SXKD đều được ghi nhận bằng một bút toán hạch toán trên hệ thống và cùng với việc quy trình nghiệp vụ được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, các nghiệp vụ kế toán cũng được chia thành nhiều cặp bút toán khác nhau. Ví dụ trong quy trình mua hàng hoá, bạn sẽ có bút toán nhận hàng tương ứng với việc nhận hàng hoá vào kho, bút toán ghi nhận công nợ phải trả trả tương ứng với việc chấp nhận chứng từ mua hàng, bút toán thanh toán tương ứng với việc chấp nhận thanh toán,…
Để quản lý các cặp bút toán liên quan trong cùng một nghiệp vụ kinh tế, hệ thống ERP định nghĩa các tài khoản liên kết trong từng cặp bút toán và các quy tắc hạch toán ngầm định để đảm bảo các cặp bút toán này thống nhất với nhau.
Mặc dù đây là một điểm khác biệt so với kế toán Việt Nam, nhưng trên góc độ kinh tế thì sự vận động của tài sản và nguồn vốn trong các nghiệp vụ trên vẫn không có gì thay đổi. Để đảm bảo cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không phát sinh thêm nhiều so với cách hạch toán cũ, doanh nghiệp Việt nam có thể sử dụng các tài khoản không thuộc hệ thống tài khoản chính thức của mình và xem đó là các tài khoản trung gian. Như vậy việc phát sinh giao dịch ở các tài khoản trung gian không làm ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các doanh nghiệp có thể dựa vào số dư của các tài khoản này để kiểm tra quy trình tác nghiệp đã được thực hiện đầy đủ chưa.
erp financial 2 ERP và tổ chức công tác kế toán trong môi trường kế toán Việt Nam
Sơ đồ hạch toán của một quy trình bán hàng đơn giản
Trừ khi bạn chỉ sử dụng phân hệ kế toán tổng hợp (GL), bạn không thể quản lý số liệu kế toán theo kiểu đối ứng tài khoản truyền thống
Ngoài phân hệ kế toán (GL) thực hiện các bút toán một cách trực tiếp như các phần mềm kế toán thông thường, tất cả các phân hệ khác của ERP đều tiến hành hạch toán tự động và quy tắc hạch toán 1:n hay n:1 không được đặt ra, vì thế không thể thực hiện việc tách số dư của các tài khoản theo từng tài khoản đối ứng.
Hơn nữa, như đã phân tích ở phần trên, việc quản lý các giao dịch theo kiểu đối ứng tài khoản là một việc làm không có ý nghĩa, vì hầu hết các tài khoản đều được hạch toán đối ứng với các tài khoản mà kế toán Việt nam xem là trung gian.
Đây là một vấn đề khá quan trọng đối với hầu hết những người làm kế toán ở Việt nam vì chúng ta vẫn quen kiểm soát số liệu theo kiểu đối ứng. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm khác biệt rất lớn giữa ERP và các phần mềm kế toán là bút toán được sinh ra một cách tự động và được kiểm soát nhiều tầng thông qua quá trình phê duyệt vì thế những sai sót về định khoản là hầu như không xảy ra.
Trong ba phương pháp chữa sổ kế toán ở Việt Nam, chỉ có phương pháp ghi bút toán đảo là được thực hiện trên ERP
Với ý nghĩa là một hệ thống phản ánh trung thực nhất các hoạt động kinh tế phát sinh trong một tổ chức kinh tế, hệ thống ERP không cho phép người dùng xoá bất kỳ một bút toán nào đã hạch toán vào hệ thống. Tất cả những gì mà người sử dụng có thể làm là thực hiện bút toán đảo. Chính vì đặc điểm này mà người sử dụng hệ thống có thể cảm thấy ái ngại vì mọi sai sót của họ đều bị kiểm soát và đều làm ảnh hưởng đến số liệu báo cáo của họ. Tuy nhiên cũng chính nhờ đặc điểm này mà số liệu kế toán do các hệ thống ERP cung cấp luôn có độ tin cậy cao đối với các cổ đông cũng như các đối tác bên ngoài doanh nghiệp.
Việc quản lý chỉ đạt được tốt nhất khi doanh nghiệp sử dụng các quy trình tác nghiệp hoàn chỉnh của hệ thống.
Vì hệ thống được thiết kế để quản lý theo một quy trình, nếu bạn cắt đứt một trong các công đoạn của một quy trình nào đó, chức năng kiểm soát của hệ thống sẽ không còn ý nghĩa. Kéo theo đó là việc kiểm soát số liệu kế toán cũng sẽ khó khăn.
Tuy nhiên một quy trình hoàn chỉnh bao giờ cũng kéo theo thời gian và nhân lực để thực hiện. Vì thế trong một số trường hợp cần phải cắt rời một số quy trình, khi đó để giữ được kiểm soát, cần phải tạo ra các đối tượng liên kết cũng như đặt ra các quy tắc thực hiện bên ngoài buộc người dùng phải tuân thủ theo.
erp financial 3 ERP và tổ chức công tác kế toán trong môi trường kế toán Việt Nam
Các quy trình chính của ERP
Tổ chức kế toán trong ERP mang lại cho doanh nghiệp những công cụ quản lý và phân tích tài chính hữu hiệu cùng với khả năng mở rộng và phát triển gần như vô hạn
Cấu trúc hệ thống tài khoản linh hoạt giúp nhà quản lý dễ dàng có được thông tin quản lý tài chính nhiều chiều khác nhau
Ngoài hệ thống tài khoản mà bộ tài chính Việt Nam ban hành, bạn có thể xây dựng một hệ thống tài khoản với nhiều chiều thông tin. Có thể nói tính linh hoạt của hệ thống tài khoản có thể đáp ứng được mọi yêu cầu phân tích và quản lý tài chính của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó ở quy mô nào. Một dẫn chứng đơn giản: bài toán quản lý doanh thu và chi phí theo từng phòng ban được thực hiện một cách rất đơn giản bằng cách thêm thông tin về phòng ban vào hệ thống tài khoản, cuối kỳ bạn chỉ cần sử dụng các báo cáo về số dư tài khoản để xem tất cả các số liệu kế toán phát sinh ở một phòng ban bất kỳ.
Hợp nhất báo cáo từ các đơn vị thành viên không còn là vấn đề đối với bất cứ một doanh nghiệp nào
Cơ chế dữ liệu tập trung của hầu hết các hệ thống ERP giúp cho việc hợp nhất số liệu của các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc duy nhất mà họ phải làm là truy vấn dữ liệu đã có sẵn bằng các công cụ mà hệ thống cung cấp. erp financial 4 ERP và tổ chức công tác kế toán trong môi trường kế toán Việt Nam
Đáp ứng mọi khả năng mở rộng quy mô của doanh nghiệp cả về chiều dọc lẫn chiều ngang
Nhờ tính chất linh hoạt trong cấu trúc quản lý, việc thêm mới một đơn vị thành viên cũng như một cấp quản lý trong hệ thống ERP được thực hiện rất đơn giản, dễ dàng và không gây khó khăn trong việc tổng hợp cũng như đồng nhất số liệu.
Số liệu kế toán là bức tranh trung thực nhất về hoạt động của doanh nghiệp
Chính vì đặc điểm hạch toán kế toán đồng thời với thao tác nghiệp vụ nên hệ thống số liệu kế toán luôn phản ánh kịp thời và trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng khâu trên hệ thống.
Trên hệ thống ERP, kế toán trở thành những người kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu kế toán mà hệ thống phản ánh.
Đến thời điểm này, phần lớn các doanh nghiệp triển khai thành công hệ thống ERP đều khẳng định rằng lựa chọn ERP là một quyết định mang đến cho họ hàng chục phần trăm lợi nhuận từ việc tối ưu hoá phương thức quản lý HĐSXKD và rất nhiều những giá trị vô hình khác. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho một dự án ERP luôn chiếm một phần không nhỏ so với nguồn lực tài chính của một doanh nghiệp.

Giải pháp ERP, Phần mềm kế toán

Các quy trình chủ yếu trong 3S ERP


Áp dụng ERP vào quản trị doanh nghiệp, ngoài việc xây dụng hệ thống thông tin quản lí tích hợp, chuyên sâu và tổng thể, doanh nghiệp còn thực hiện việc hoàn thiện và tối ưu hóa các quy trình quản lí các nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Giải pháp quản trị doanh nghiệp 3S ERP cung cấp đầy đủ các quy trình quản lí tiên tiến cho các doanh nghiệp. Các quy trình chính bao gồm:
1. Quy trình quản lí từ mua hàng đến thanh toán 3S ERP cung cấp quy trình quản lí thông tin Từ mua hàng đến thanh toán bao gồm các chức năng như: Quản lí báo giá, Quản lí yêu cầu mua hàng, Quản lí đơn đặt hàng, hóa đơn, thanh toán và hạch toán kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán.
Quy trình mua hàng trong 3S ERP được mô tả như sau:
 
Quy trình này cho phép doanh nghiệp quản lí nghiệp vụ mua hàng một cách xuyên suốt từ khi xuất phát yêu cầu mua hàng cho đến khi nhận được hàng và thanh toán. Quy trình này được thực hiện thông qua các phân hệ Mua hàng, Kho hàng, Kế toán phải trả và sổ cái tổng hợp. Quy trình này cho phép quản lí các thông tin như:
  • Các yêu cầu mua hàng: nhờ tính tích hợp của hệ thống nên các yêu cầu mua hàng có thể được tạo tự động từ phân hệ quản lí sản xuất (khi hệ thống tính toán thiếu vật tư, hàng hóa để phục vụ sản xuất và bán ra thị trường). Người sử dụng cũng có thể tạo các yêu cầu mua hàng thủ công khi phát sinh các yêu cầu mua hàng hóa và nguyên vật liệu.
  • Quản lí các báo giá: hệ thống cho phép tạo các yêu cầu báo giá, các báo giá do nhà cung cấp đưa lại và tính năng phân tích báo giá. Tính năng này cho phép Công ty quản lí các báo giá một cách có hệ thống, dễ dàng tra cứu.
  • Quản lí các đơn đặt hàng / hợp đồng mua hàng: chức năng này cho phép doanh nghiệp lưu các thông tin liên quan đến các đơn mua hàng hay hợp đồng mua hàng hóa vật tư với đầy đủ các thông tin liên quan đến nghiệp vụ mua hàng như: nhà cung cấp, ngày mua, ngày nhận hàng, ngày có hiệu lực, mặt hàng, số lượng, đơn giá, điều khoản thanh toán…
  • Quản lí việc theo dõi nhận hàng: thông qua các đơn hàng, hệ thống có chức năng nhận hàng và đối chiếu với các đơn hàng. Ngoài ra, chức năng này cho phép thực hiện quản lí trả lại hàng (nếu nhận thừa hoặc hàng mua vào không đúng yêu cầu…)
  • Quản lí hóa đơn: hệ thống cho phép tạo hóa đơn mua hàng tự động dựa trên thông tin trên đơn mua hàng hoặc nhân viên kế toán nhập bằng tay vào hệ thống. Tính năng này được thao tác trên phân hệ Kế toán phải thu.
  • Thanh toán: chức năng này thuộc phân hệ Kế toán phải thu và thực hiện chức năng lưu trữ chứng từ liên quan đến thanh toán các khoản tiền liên quan đến mua hàng.
  • Hạch toán kế toán: việc hạch toán kế toán liên quan đến quy trình mua hàng được thực hiện tự động khi tạo các giao dịch như nhập kho, trả lại hàng, nhập hóa đơn và thanh toán. Các bút toán này được lưu vào sổ phụ và sẽ được cập nhật lên sổ cái khi có lệnh của kế toán tổng hợp.
2.   Quy trình quản lí từ bán hàng đến thu tiền
Quy trình Từ bán hàng đến thu tiền của ứng dụng quản trị doanh nghiệp 3S ERP hỗ trợ tự động hóa quy trình bán hàng của doanh nghiệp, giúp việc kiểm soát các bước của quá trình được chặt chẽ hơn cũng như cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác quản lí.
Quy trình bán hàng trong 3S ERP được mô tả như sau:
  • Quy trình: theo dõi thông tin xuyên suốt từ khi nhận đơn hàng cho đến khi giao hàng cho khách hàng, phát hành hóa đơn bán hàng, thu tiền và hạch toán kế toán.
  • Bán hàng: quản lí các đơn bán hàng hay hợp đồng, phần này cho phép Công ty lưu trữ tất cả các hợp đồng bán hàng, đơn bán hàng cho khách hàng. Thông tin đơn hàng bao gồm các thông tin như: mặt hàng bán, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng, điều khoản thanh toán, khách hàng và địa chỉ giao hàng… Ngoài ra, chức năng quản lí đơn hàng cho phép Công ty khai báo các chính sách bán hàng như chiết khấu, giảm giá, quản lí vận chuyển…
  • Hỗ trợ quản lí nhiều loại hợp đồng, đơn hàng: hệ thống 3S ERP hỗ trợ quản lí nhiều loại hợp đồng bán hàng như hợp đồng chuẩn, hợp đồng khung, hợp đồng kế hoạch và bán hàng không qua kho.
  • Theo dõi hạn mức công nợ của khách hàng: cho phép khai báo hạn mức công nợ của khách hàng theo từng khách hàng cụ thể hoặc từng nhóm khách hàng (Customer Class). Chức năng này cho nhân viên bán hàng biết được khách hàng nào đã nợ quá hạn hoặc đến hạn mức cho phép, từ đó sẽ giúp cho nhân viên bán hàng quyết định có nên bán hàng cho khách hàng này nữa hay không.
  • Giữ hàng: chức năng này cho phép Công ty quản lí tốt hơn thông tin hàng tồn kho, đặc biệt trong trường hợp hàng hóa được giữ cho đơn đặt hàng nào đó mà chưa giao cho khách hàng, Công ty dễ dàng biết được trong kho hiện còn bao nhiêu hàng, bao nhiêu hàng đã được đặt hàng, bao nhiêu hàng còn lại có thể bán được. Chức năng này còn cho phép bộ phận Kinh doanh và Sản xuất có thông tin để lên kế hoạch sản xuất sát với yêu cầu quản lí và điều độ sản xuất của Công ty.
  • Giao hàng: chức năng giao hàng cho phép theo dõi thông tin liên quan đến việc giao hàng cho khách hàng. Thông tin kết quả của quá trình này là hàng đã được xuất khỏi kho và khách hàng đã nhận được hàng.
  • Tạo hóa đơn bán hàng và thanh toán: hệ thống cho phép tạo hóa đơn bán hàng tự động hoặc thủ công để theo dõi công nợ của khách hàng theo các thông tin trên hợp đồng/đơn bán hàng. Đồng thời, hệ thống cũng thực hiện việc thanh toán (thu tiền) khi khách hàng trả tiền mua hàng hóa. Các giao dịch này được thực hiện trên phân hệ Kế toán phải thu.
  • Hạch toán kế toán: tất cả các giao dịch hạch toán kế toán phát sinh trong quá trình bán hàng như xuất kho, hóa đơn và thanh toán đều được hạch toán tự động và lưu vào sổ phụ kế toán. Các giao dịch này sẽ cập nhật vào sổ cái khi có lệnh của kế toán.
3. Quy trình quản lí sản xuất
Quy trình Từ nhu cầu đến giao hàng của ứng dụng quản trị doanh nghiệp 3S ERP sẽ hỗ trợ tự động hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời giúp việc kiểm soát các bước của quá trình được chặt chẽ hơn cũng như cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác quản lí sản xuất. Các phân hệ con trong phân hệ quản lí sản xuất được tích hợp chặt chẽ và có thể được mô tả như sau:
Quy trình quản lí từ nhu cầu sản xuất đến bán hàng được minh họa trong sơ đồ sau:
 
Phân hệ Quản lý sản xuất (QLSX) của giải pháp quản trị doanh nghiệp 3S ERP có các tính năng chính đáp ứng tốt nhu cầu QLSX của doanh nghiệp như sau:
  • Chức năng tập hợp nhu cầu sản xuất (MDS: Master Demand Schedule): chức năng này thực hiện việc tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định.
  • Chức năng lập kế hoạch sản xuất (MPS : Master Production Schedule): thực hiện tạo các lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất (MDS). Như vậy, chức năng này cho phép bộ phận lập kế hoạch sản xuất quản lí được thông tin kế hoạch sản xuất của Công ty. Hơn nữa, MPS còn được tích hợp với phân hệ họach định nhu cầu NVL (MRP) để tính toán nhu cầu NVL cung ứng cho việc sản xuất.
  • Chức năng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Resource Planning): hỗ trợ việc tính toán các yêu cầu về NVL dựa theo kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất (MPS), phân tích năng lực (Capacity) và nguồn lực (Resource) của hệ thống sản xuất, MRP sẽ tự động tính toán nhu cầu NVL để có các hành đồng như gửi yêu cầu mua NVL để thực hiện công tác mua NVL phục vụ sản xuất. Chức năng này sẽ thay thế công việc lập kế hoạch điều độ sản xuất của nhà máy đối với việc tính toán khả năng cung ứng của NVL và các nguồn lực khác.
  • Định mức NVL và Công đoạn sản xuất (BOM – Bills of material, Routing): cho phép nhà máy xây dựng các định mức NVL cho các loại sản phẩm. 3S ERP cho phép xây dựng BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất (Routing) và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm. Nhờ vậy, việc quản lí thông tin của quá trình sản xuất và tính giá thành sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Quản lí thông tin các công đoạn sản xuất (WIP- Work in Process): cho phép quản đốc phân xưởng luôn có được các số liệu sản xuất trong từng ngày, từng ca làm việc và từ các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Chức năng này sẽ ghi chép tất cả các NVL xuất ra cho sản xuất tại mỗi công đoạn sản xuất ở mỗi thời điểm nhất định, sản phẩm hoàn thành của mỗi công đoạn và tính luôn chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm hay từng lệnh sản xuất (chi phí dở dang). Với tính năng này, bộ phận Điều độ sản xuất của nhà máy luôn có số liệu chính xác về việc xuất nhập NVL, thành phẩm, giúp nâng cao khả năng quản lí điều độ sản xuất. Với đặc thù của Công ty là sản xuất ra thành phẩm phải qua nhiều công đoạn, chức năng này hỗ trợ công tác quản lí một cách tốt nhất.
  • Tính giá thành sản xuất: trên cơ sở xây dựng các định mức NVL, quản lí các công đoạn sản xuất và các chi phí phân bổ khác, chức năng tính giá thành sản phẩm của 3S ERP sẽ thực hiện việc tính giá thành thành phẩm chính xác và nhanh chóng.
  • Tích hợp với các phân hệ khác như phân hệ Bán hàng (xác định nhu cầu từ các đơn bán hàng), phân hệ Mua hàng (tự động lập các yêu cầu mua hàng khi NVL không đủ để sản xuất), Quản lí kho (các NVL trong quá trình sản xuất xuất ra phân xưởng và thành phẩm được nhập kho).
  • Tự động hạch toán: thông tin giao dịch kế toán phát sinh liên quan đến xuất nhập kho trong sản xuất, giá thành sản phẩm, bán thành phẩm sẽ tự động được cập nhật và kế toán kho không cần nhập lại các giao dịch này.
4.     Quản lí kho, vật tư và hàng hóa Giải pháp quản trị doanh nghiệp 3S ERP cung cấp phân hệ quản lí kho có khả năng đáp ứng nhu cầu quản lí kho phức tạp với nhiều kho vật lí và nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư khác nhau. Mô hình tổng quan trong quản lí kho trong 3S ERP như sau:
  • Tổ chức kho: tính năng này cho phép doanh nghiệp thực hiện việc khai báo hệ thống kho cho doanh nghiệp. 3S ERP cho phép khai báo tổ chức kho cho nhiều phân xưởng, kho NVL, kho thành phẩm… Tính năng này cho phép chia sẻ thông tin liên quan đến hàng tồn kho trong các kho khác nhau cho người có quyền sử dụng.
  • Định nghĩa vật tư hàng hóa: Phần này cho phép doanh nghiệp khai báo danh mục vật tư hàng hóa, các trạng thái và thuộc tính của vật tư, hàng hóa, các phân loại đa dạng phục vụ cho công tác quản trị.
  • Kế hoạch và kiểm soát:
  • Định nghĩa các quy tắc kiểm soát : cho phép doanh nghiệp khai bao các quy tắc kiểm soát như số lượng tối thiểu – tối đa hàng tồn kho (tránh việc tồn kho ngoài ý muốn) để tạo các yêu cầu mua vật tư khi vật tư thiếu hoặc cảnh báo khi vật tư hàng hóa quá nhiều so với yêu cầu quản lí. Chức năng này được tích hợp với quy trình mua hàng khi vật tư thiếu để tạo ra các yêu cầu mua hàng.
  • Thực hiện chức năng kiểm kê: khi doanh nghiệp thực hiện kiểm kê hàng hóa, chức năng kiểm kê sẽ quản lí các thông tin kiểm kê và thực hiện các giao dịch điều chỉnh cần thiết.
  • Giao dịch: phân hệ quản lí kho trong 3S ERP tích hợp chặt chẽ với phân hệ Mua hàng và bán hàng để thực hiện các giao dịch kho như: nhận hàng, kiểm tra chất lượng – trả hàng (nếu không đạt chất lượng), nhập vào kho, chuyển kho (khi có giao dịch chuyển kho), xuất hàng cho việc bán hàng hoặc xuất vật tư đưa vào sản xuất.
  • Hạch toán: các giao dịch xuất, nhập, điều chuyển, nhận và xuất hàng trả lại đều phát sinh bút toán hạch toán kế toán tư động và được cập nhật vào sổ cái khi có lệnh.
5.     Quản lí tài sản cố định Hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp 3S ERP cung cấp phân hệ Quản lí tài sản cố định (TSCĐ) cho doanh nghiệp với các chức năng và quy trình được mô tả trong hình vẽ sau: Phân hệ quản lí TSCĐ quản lí hầu hết các giao dịch liên quan đến quản lí và kế toán TSCĐ, bao gồm các chức năng sau:
  • Nhập thông tin tài sản mới.
  • Nhập và chuyển đổi TSCĐ xây dựng dở dang.
  • Hỗ trợ các giao dịch trong quản lí tài sản như: thuyên chuyển, điều chỉnh nguyên giá, đánh giá lại tài sản, thanh lí tài sản và phục hồi tài sản.
  • Hỗ trợ nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản.
  • Tự động tạo các bút toán kế toán phát sinh trong quá trình quản lí tài sản và chuyển bút toán từ sổ quản lí TSCĐ sang sổ cái tổng hợp.
  • Hỗ trợ các báo cáo quản trị liên quan đến TSCĐ.
II.6. Quản lí tài chính kế toán
Giải pháp 3S ERP có phân hệ quản lí tài chính kế toán với các bộ sổ như: Sổ cái tổng hợp (GL – General Ledger), Kế toán phải thu (AR-Accounts Receivable), Kế toán phải trả (AP – Accounts Payable), Quản lí dòng tiền (CM – Cash Management) và Kế toán tài sản cố định.
Các giao dịch kế toán được tích hợp với các phân hệ quản lí khác như Quản lí kho, quản lí mua hàng hoá – vật tư, quản lí bán hàng và quản lí sản xuất. Nhờ đó, khi các giao dịch tác nghiệp xảy ra thì các bút toán hạch toán tương ứng như tăng, giảm hàng tồn kho (từ phân hệ quản lí kho), công nợ phải thu (từ phân hệ bán hàng), công nợ phải trả (từ phân hệ mua hàng), kế toán giá thành (từ phân hệ sản xuất) được tạo ra tự động và ghi vào các sổ phụ kế toán. Hệ thống tích cho phép giảm thiểu thời gian nhập liệu và luôn đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán phát sinh.
 
Cuối kì, cán bộ có trách nhiệm phải thực hiện việc đóng sổ tại phân hệ Sổ cái tổng hợp để hoàn tất việc quyết toán cho kì đó. Phân hệ này cung cấp các báo cáo theo quy định của Nhà nước cũng như các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lí của doanh nghiệp.

ACCOUNTING INFORMATION SYSTEM (AIS) - REVENUE CYCLE


REVENUE CYCLE BUSINESS ACTIVITES
There four  basic business activities performed in the revenue cycle:
  1. Sales order entry
  2. Shipping
  3. Billing
  4. Cash collection

  1. SALES ORDER ENTRY
The revenue cycle begins with the receipt of orders from customers. The sales order department, which reports to the vice president of marketing (refer back to figure 10-1), performs the sales order entry process. Figure 10-4 shows that the sales order entry process entails three steps:
-          Taking the customer’s order
-          Checking and approving customer credit
-          Checking inventory availability
Figure 10-4 also includes and important related event that may be handled either by the sales order department or by a separate customer service department (which typically also reports to the vice president of marketing), that of responding to customer inquires.
    1. Taking customer order
    2. Credit approval
    3. Checking inventory availability
    4. Responding To Customer Inquiries
  1. SHIPPING
    1. PICK AND PACK THE ORDER
    2. SHIP THE ORDER
  2. BILLING
    1. Invoicing
    2. Maintain accounts receivable
  3. CASH COLLECTIONS

INFORMATION PROCESSING PROCEDURES
  1. Real – time order entry detects errors, such as missing data, as the order is being entered, and when it is easiest to correct those errors.
  2. Credit approval decisions can be made at the time the customer places the order. If special approval is required, the credit manager is notified by e-mail or IM and can immediately make that decision
  3. Inventory records are more accurate and timely, enabling sales order entry staff to provide customers accurate information about expected delivery dates.
  4. The warehouse and shipping department can better plan activities to minimize the time required to fill customer orders
  5. The system compares data that the shipping entered with the sales order file, thereby detecting and facilitating correction of any errors prior to shipment.
  6. Cash receipts are processed more quickly, improving cash flow
  7. Reports and performance measures are timelier, enhancing management’s ability to monitor and improve efficiency and effectiveness.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Pablo & Bruno - Bí mật của người giàu có!

Xây dựng hệ thống, xây dựng tương lai!

Famous songs...Relax and listen with me now!


1. Viva forever

2. Power of Love

3. Hotel Califonia

4. No woman no cry

5. Nothing gonna change my love for you


6. Baby one more time

8. Lemon tree

9. Unbreak my heart


10. I swear

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

BABY & WONDERFUL MOMENTS...





(Noel sắp đến rồi, chụp ảnh bán khỏa thân mừng noel đây! )


(ê, xem ai hơn ai nào!) (hic, có ai cho mượn bàn ủi không?)
 
(ra đây xem với mình..."thấy gì không?")
 
(khiêu vũ với tớ đi nào...!)
 ( hôm nay, Obama đi đâu, làm gì nhỉ? ... ui ngưỡng mộ quá!)
("bồn cao thì mặc bồn cao, mà ta 'ấy' thế là ta cao hơn rồi!")

 
(thời gian là vàng, ta phải tranh thủ thôi!)

 (mẹ ơi, con muốn...mum tí)
(tranh thủ sếp đi vắng, tớ chợp mắt tí đây!)

(sếp nhí đang quản lý nhân viên nhí bằng hệ thống Camera từ xa:
"à, tớ biết rồi nhé, các bạn đang làm việc thế à!
khiêu vũ, đọc báo, vừa làm vừa tè, lại ngủ gà ngủ gật, có đứa còn bú mẹ ...
làm ăn kiểu gì, chán quá!")


Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Love stories...




(Music Video Clip on Youtube)



(Emotional Love story)

(continue...)

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010


Gà đại bàng

Chuyện kể:

Ngày xửa ngày xưa, trên những dãy núi cao, giữa mênh mông bầu trời rộng lớn là nơi thống trị của gia đình đại bàng dũng mãnh. Một ngày nọ, một cơn chấn động nhẹ đã làm cho quả trứng đại bàng mới sinh bị rớt ra khỏi tổ và vô tình rơi vào tổ 1 con gà mẹ đang ấm trứng. Thế là cũng tới ngày trứng nở, trong đàn gà con lông vàng óng mượt mỗi ngày đi theo mẹ kiếm ăn có một con "gà lạ" trông rất khác biệt. Chú "gà đại bàng" này cũng chẳng mảy may suy nghĩ nhiều, sống một cuộc sống như bao con gà khác. Tình cờ một ngày chú nhìn lên bầu trời thấy những con đại bàng bay vút qua, thật oai hùng và dũng mãnh. Chú ước “giá mình có thể bay được như thế”


Kịch bản 1:

Thỉnh thoảng, "gà Đại bàng" vẫn ngắm nhìn những màn trình diễn ngoạn mục của đại bàng, nhưng chưa bao giờ chú dám thử đập cánh bay lên ... vì xung quanh chú, những con gà khác vẫn chăm chỉ bới đất tìm giun, và chú cũng bận bịu với những công việc hằng ngày của một con gà như thế.


Đôi cánh của "gà Đại bàng" không được tung đập đã dần nhỏ lại, chân chú thì to ra


và cứ như thế, "gà Đại bàng" sống trọn vẹn một kiếp gà và chết đi lặng lẽ như một con gà.

Kịch bản 2:

"Gà đại bàng" giật mình, sao những con đại bàng kia giống mình quá vậy. Và từ ngày đó lòng chú đầy tâm trạng, trong những giấc mơ hằng đêm chú thấy những đôi cánh dũng mãnh dang rộng, nhịp vỗ cánh mạnh hơn gió thổi, cao hơn cả mây trời đầy kiêu hãnh. "Gà đại bàng" nuôi một giấc mơ, một khát vọng được bay, bay cao như những chú đại bàng.

Mỗi lần "gà đại bàng" tập bay, bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà thì không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết cùng với ước mơ bay cao, bay xa của mình.
 


 
Khép lại câu chuyện buồn về chú đại bàng gà.
Theo T.Harv Eker: ”Muốn bay cao như phượng hoàng thì đừng tập bơi với lũ vịt”. 
Nếu tin rằng mình có tài năng, tố chất hãy luôn đi tìm kiếm cơ hội để có được môi trường phát triển tốt nhất. Nếu chỉ có tài năng và sự nhiệt huyết không vẫn chưa đủ, phải có môi trường tốt nữa để có thể phát huy.

Câu chyện trên thực chất là nói về những con người có tố chất và khát vọng bất kể xuất thân từ đâu nếu được chắp cánh, họ sẽ thành những con người có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng. 

Trong cuộc sống nếu mình tin rằng mình là một người tầm thường, mình sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. 
Nếu ai đó đã từng mơ ước trở thành đại bàng, hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!

"if you think you can do it, you're right!"