Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Truyện của cổ nhân

Khổng Tử đang dạy học trò, bỗng thấy người hơi oải, liền đứng dậy bước ra hòn non bộ. Ngó vào nơi xa vắng, mà tự nhủ lấy thân:


酒逢知己千杯少,
話不投機半句多。
遙知湖上一樽酒,
能憶天涯萬里人。

(春日西湖寄 謝法) 
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Thoại bất đầu cơ bán cú đa
Dao tri hồ thượng nhất tôn tửu
Năng ức thiên nhai vạn lý nhân.
Tạm dịch: 
Nâng ngàn chén gặp người tri kỷ
Nói nửa câu biết kẻ không ưa
Trên mặt hồ một chung tiễn bạn
Nhớ tới người nơi vạn dặm xa
Hoặc:
Tri âm ngàn chén vẫn chưa thôi
Không hợp, nửa câu vẫn nhiều lời
Ly rượu trên hồ nơi xa cách
Nhớ ai thăm thẳm chốn chân trời.

 
Dịch nghĩa:
Uống rượu mà gặp bạn hiểu mình thì ngàn chén cũng là còn ít
Nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa câu cũng là còn nhiều
Mới biết ở trên hồ nâng một chén rượu
Hay nhớ đến người đi vạn dặm nơi chân trời xa xôi 
Uống rượu mà gặp được người hiểu mình, thì dẫu nốc cả ngàn chung, cũng chẳng ăn thua gì hết cả. Còn trò chuyện mà gặp người tầm phào ba láp, thì dẫu nói nửa câu, cũng giống như chưa nói gì đó vậy. Ta, bởi mang tiếng là hiền sĩ. Chuyên nói chuyện nghĩa nhân, nên... thiên bôi thiểu chưa bao giờ có đặng. Thiệt là đáng tiếc!

Rồi một hôm, Khổng Tử đang uống rượu cần. Chợt có đứa trẻ ngồi ở lưng trâu tà tà qua trước ngõ. Mở miệng hát vang:



Thương lang chi thủy thanh hề,
Khả dĩ trạc ngã anh.
Thương lang chi thủy trạc hề
Khả dĩ trạc ngã túc.
Thương lang chi thủy nửa trạc nửa thanh,... túc túc anh anh cái gì cũng đặng.
         Tạm dịch:
          Sông Thương nước chảy trong veo
          Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
          Sông Thương nước đục lờ lờ,
          Thì ta lội xuống để mà rửa chân.
          Sông Lương nửa đục nửa trong,
          Giặt mũ rửa chân có hề gì.


Khổng Tử bỗng biến đổi sắc mặt và nói:


- Chân lý cuộc đời. Sao thằng này lại biết?
Rồi nghệch mặt ra mà suy nghĩ. Lúc ấy, có Mạnh tử đang hầu rượu gần bên, bất chợt thấy da mặt của thầy đang chuyển dần qua tái. Sợ hãi nói rằng:

- Lời của đứa trẻ chăn trâu. Hà cớ chi thầy phải ưu tư nhiều đến thế?
Khổng Tử như còn ở trong mơ, nên chẳng buồn đáp lại. Đã vậy còn thì thào tự nhủ lấy thân:
- Nước sông Thương lang nếu mà trong, thì ta dùng để giặt giải mũ. Nước sông Thương lang nếu mà đục, thì ta dùng để rửa chân. Còn nước sông Thương lang nửa đục nửa trong, thì giặt mũ rửa chân cái gì chơi cũng được...

 Mà dòng đời, đục trong còn do người thấu hiểu, kiểu như cái đẹp là nằm trong con mắt của người ngắm nhìn vậy!
Hỡi ôi, "Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được quyền thanh cao" sao?
Mà kệ, để ta biết mình cũng là đủ rồi vậy!
(Chờ gió tri âm xao vạn thuở,
Chờ  hương tri kỷ tỏa nghìn thâu!)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét